Việc dạy kĩ năng sống cho bé không chỉ giúp bé trưởng thành hơn mà còn học được cách ứng phó với cuộc sống xung quanh

8 kĩ năng sống cần thiết cho trẻ 10 tuổi

1. Làm công việc giặt ủi

Có rất nhiều sinh viên học đại học hầu như không có kĩ năng làm sạch quần áo, đừng để con chúng ta trở thành một trong số đó. Bố mẹ có thể bắt đầu dạy con việc giặt đồ khi con khoảng 6 tuổi. Nếu chúng ta có một chiếc máy giặt cửa trên, hãy để một chiếc ghế ở gần đó, dạy cho con những kĩ năng như đo lường chất tẩy rửa như thế nào, chọn các bước giặt như thế nào. Amy Mascott, người viết blog của TeachMama.com đã chia sẻ kinh nghiệm rằng cô đặt tên cho các công việc giặt giũ bằng những cách gọi dễ thương, và các bé hầu như đều thích thú mỗi khi nhắc đến việc đó.

Cha mẹ cũng nên nhớ rằng, không nên hướng đến sự hoàn hảo trong khi mới bắt đầu dạy con, hãy chú ý đến việc con có thể làm được công việc hay không.

2. Trồng một cây nhỏ

Rất nhiều trẻ mẫu giáo được học cách trồng hạt giống trong lớp nhưng không làm thế nào để chuyển những mầm cây đã nhú thành một khu vườn. Whitney Cohen, đồng tác giả của cuốn sách Dự án vườn cây cho trẻ em đã chia sẻ những điều cơ bản khi hướng dẫn trẻ trồng một cây con

  • Hỏi con nên đào lỗ như thế nào để trồng cây này
  • Khi đưa cây xuống lỗ đã đào, khéo léo lấp đất một cách nhẹ nhàng
  • Hãy cho con một vòi tưới cây nhỏ thay vì một vòi phun lớn
  • Đến 6 hoặc 7 tuổi, con có thể loại bỏ rễ cây và những đồ vật thừa xung quanh cây, nếu rễ quấn chặt, chúng ta khuyên con nên nới lỏng chúng một thời gian trước khi trồng.

3. Học cách gói một món quà

Con luôn thích công việc tặng quà, và gói chúng ra sao. Cha mẹ có thể giúp cắt giấy và dán băng dính lên trên giấy, còn lại, trẻ có thể tự bóc giá tiền ra khỏi món quà, chọn giấy gói sao cho phù hợp và chọn kích thước của hộp quà.

4. Viết một lá thư

Trẻ em có thể đọc một bức thư cho một thành viên trong gia đình (có thể là các hình vẽ), đính kèm các con tem, và thả nó vào hòm thư. Cha mẹ nên dạy trẻ lớn hơn làm thế nào để giải quyết một phong bì và hướng dẫn con viết năm phần của một bức thư: ngày tháng năm, lời chào đầu thư, nội dung, chào tạm biệt và chữ ký. Việc dạy con viết một lá thư khiến con huy động trí nhớ tốt hơn, nhất là trong việc tìm kiếm kỉ niệm với người nhận và tạo nên sự thân thiết lâu dài.

5. Chuẩn bị một bữa ăn đơn giản

Việc dạy con chuẩn bị một bữa ăn đơn giản giúp trẻ rèn luyện tính tỉ mỉ và cẩn thận. Trẻ mẫu giáo có thể cho sữa chua vào bát và thêm trái cây cắt nhỏ, cha mẹ hãy giúp con xắt trái cây nhé. Với trẻ từ 5 tuổi trở lên có thể bắt đầu làm bánh mì hoặc những món ăn trộn. Khoảng 7 hay 8 tuổi, con của bạn có thể thử những món đơn giản với lò vi sóng, 10 tuổi, trẻ có thể sử dụng bếp với món bánh sandwich đơn giản trong sự quan sát và hướng dẫn của cha mẹ. Tập trung vào an toàn khi thực hành là điều mà chúng ta nên dạy con khi nấu nướng, biết đâu đấy con sẽ trở thành một siêu đầu bếp trong tương lai.

6. Điều trị vết thương

Dạy con từ khi còn trẻ rằng đừng hoẳng sợ khi thấy máu (và không phản ứng thái quá với chính mình). Cho con một trò chơi đánh lạc hướng con khỏi sự đau đớn, dạy con rằng hãy tự biết chăm sóc bản thân mình khi chẳng may bị thương, tự làm sạch vết thương và lấy băng gạc để xử lý chúng

7. Làm sạch phòng tắm

Giữ giẻ hoặc miếng bọt xốp tiện dụng để lau giọt kem đánh răng ra khỏi bồn rửa chén là những việc mà trẻ em ở lứa tuổi này có thể làm và cha mẹ nên chắc chắn rằng con rửa tay kỹ sau khi dọn dẹp. Với những đứa trẻ lớn hơn, chúng có thể chà rửa bát sạch sẽ với những chất tẩy rửa không độc hại như bột baking soda, giấm.

Dạy con làm sạch nhà tắm chính là việc giúp con hiểu được tầm quan trọng của việc giữ nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng và cho con thấy trách nhiệm của mình, con cũng là một thành viên đích thực của gia đình!

Một số sản phẩm bán chạy của chúng tôi :

8. Dạy con cách mua sắm hợp lý

Trẻ em thường hay có xu hướng mong muốn và đòi hỏi một số món đồ khi đi mua sắm. Vì vậy, việc dạy con biết so sánh giá cả giúp cho con hiểu được đồ nào nên mua, đồ nào nên đợi dịp khác. Cha mẹ có thể:

  • Đôi khi hãy để con trả tiền món đồ mình đã mua: Cho con một khoản tiền nho nhỏ và sau đó để con tự chi trả giá trị món đồ mà con muốn mua. Chúng ta nên chắc chắn rằng nếu con chi tiêu hết sẽ không có thêm khoản nào khác, việc đó sẽ giúp con quyết định nên mua gì và không nên mua gì, cũng như phân phối khoản tiền của mình một cách hợp lý
  • Chơi các trò chơi cửa hàng tạp hóa: Tại siêu thị, chúng ta có thể đưa ra câu đố cho bé như tìm các thương hiệu đắt tiền nhất của khăn giấy hoặc nước sốt cà chua. Việc này sẽ giúp bé phân tích và so sánh, ghi nhớ các sự việc một cách đáng kể