Cha mẹ châu Á rất nghiêm khắc với con cái và đặt giáo dục vào theo 1 khuôn khổ chứ không phải dựa trên sự lựa chọn. Điều này mang đến nhiều cái lợi cũng như nhiều cái hại…

Là một trong số những người đã được thụ hưởng cả hai nền giáo dục Việt và Mỹ, hiện tại tôi đang làm việc kỹ thuật tại Mỹ và sống tại đây. Từ góc nhìn của cá nhân, tôi thấy quan điểm giáo dục giữa cha mẹ Trung Quốc và cha mẹ Việt Nam không khác biệt mấy. Nhìn rộng hơn, với những người châu Á nói chung (kể cả nước hiện đại như Nhật), có thể thấy cha mẹ châu Á thường rất nghiêm khắc với con cái và đặt giáo dục vào khuôn khổ chứ không phải dựa trên sự lựa chọn. Điều này mang đến nhiều cái lợi cũng như nhiều cái hại đến cho trẻ.

day-con-kieu-a-uc
Cái lợi trước nhất là xác suất cao trong việc thành nhân và thành tài cho con em chúng ta. Phương pháp giáo dục này sẽ đào tạo những cá nhân có khả năng khoa học và trình độ văn hóa nâng cao. Cái bất lợi là sự rập khuôn và nhào nặn dẫn đến cá biệt trong đào tạo. Và hệ lụy là phát triển xã hội đơn chiều. Ví dụ, ai cũng giỏi toán, ai cũng chơi nhạc, thế thì ai sẽ là người vẽ tranh, ai làm công việc quét dọn, ai làm cảnh sát, ai viết văn? Liệu chúng ta cần một xã hội chỉ có những người biết đánh đàn và làm toán?
Vấn đề thứ hai là sự thiếu điều chỉnh để đạt được hệ quả cao. Với nhiều quốc gia, kết quả từ những đứa trẻ được nhào nặn nghiêm khắc được cho là thành công nhưng ở góc nhìn khác thì nó chỉ là thành công khập khiễng. Tôi nhớ không lầm là gần 30 năm trước, một số học giả phương Tây đã thử nghiệm vấn đề này ngay trên đất Trung Quốc. Họ thu hình và theo dõi một số “thần đồng” nổi tiếng. Họ mê say nhìn những học sinh ưu tú này chơi những bản piano của các danh cầm cổ điển một cách tài tình. Họ ngạc nhiên với khả năng giải quyết những bài toán hóc búa của các em nhỏ. Gần 20 năm sau, các nhà nghiên cứu tìm lại những thần đồng năm nào với kỳ vọng là những thiên tài kia sẽ đóng góp nhiều công trình để đời cho nhân loại. Kết cuộc là thất vọng vì những cô cậu thần đồng kia cũng chẳng làm gì hơn là chơi nhạc trong trường học, dạy nhạc trong đại học, làm thầy cô giáo. Đặc biệt, họ chẳng có sáng tác gì đặc biệt, chẳng có công trình gì có thể được biết trên thế giới, ngoài một quá khứ học hành hoành tráng.
Đây có lẽ là điều chúng ta nên thận trọng và suy nghĩ nhiều. Sự tôi luyện sẽ làm người ta tiến bộ nhưng để được thành tinh tú thì phải có thiên phú cộng với sự giáo dục nghiêm túc. Đa số chúng ta chỉ làm được một nửa, còn nửa kia chẳng ai quan tâm. Tôi không phủ nhận giáo dục nghiêm khắc kiểu mẹ Hổ là xấu nhưng mô tả một cách hoàn thiện hơn thì nó chỉ là một trong nhiều biện pháp giáo dục. Vấn đề là chúng ta nên xem xét ai sẽ là đối tượng “dùng được” trong phương cách này. Đó là lý do tại sao Trung Quốc được xem như cái nôi của văn hóa cổ xưa, của đủ loại nguyên thủy, thế nhưng trong khoa học hiện đại, họ lại không có gì đáng kể để làm nền tảng. Bạn thử nhìn xem có bao nhiêu người như giáo sư Ngô Bảo Châu? Có bao nhiêu khoa học gia phát minh có tính lịch sử? Có phải là toàn xuất phát từ phương Tây và phương Tây.

=> sản phẩm chắn cầu thang tốt cho bé khi bố mẹ có ít thời gian để trông con. Đặc biệt bán cầu trượt giá rẻ uy tin nhất trên toàn quốc

Ngay cả bản thân tôi (năm nay tôi 39 tuổi), khi còn trẻ đã được cha mẹ “nhồi sọ” để định hướng trở thành một bác sĩ. Rất may là tôi trở thành kỹ sư viễn thông bởi đó mới là công việc tôi yêu thích. Tôi có thể đã trở thành một bác sĩ theo nhu cầu của cha mẹ bằng cách đánh đổi cả tuổi thơ, đánh đổi cả đam mê của mình để cố vào trường y. Nhưng bạn có hình dung được tôi sẽ làm gì hơn ngoài một tay bác sĩ bình thường (thậm chí kém hơn bình thường là khác). Liệu tôi có thể làm gì hơn ngoài việc khám qua loa cho bệnh nhân và kê đơn thuốc căn bản như đau bụng, suy dinh dưỡng, đau lưng…
Vâng, xã hội sẽ tạo ra nhiều tinh tú nhưng đó chẳng qua là những người không biết làm gì hơn là làm vừa lòng cha mẹ. Bạn thử tưởng tượng xem có bao nhiêu bác sĩ tương lai khác sẽ bị tôi chiếm chỗ trong giảng đường? Họ có thể là con nhà nghèo, không quyền thế, nhưng họ có đam mê thật sự, họ có thể đi xa và bay cao nếu được đặt ở đúng chỗ, đúng nơi. Chúng ta cuối cùng chỉ tạo ra một xã hội nhìn vào thì quá lý tưởng nhưng chẳng hữu dụng bao nhiêu.
Phương châm nuôi dạy con của Bill Gates: “Tôi đi lại trên khắp thế giới, được thấy ở không ít nơi cuộc sống còn rất nghèo nàn, lạc hậu. Tôi sẽ cho con gái tôi biết những điều ấy, mong nó không bị hư hỏng bởi sự nuông chiều của điều kiện vật chất ưu việt. Tôi sẽ cho nó rất nhiều sách, và một chiếc máy tính thật tốt chứ không phải nhiều đồ chơi. Tôi dạy nó phải biết yêu thương, đừng xem ti vi, chơi trò chơi điện tử nhiều quá. Tôi khuyến khích chúng đọc sách, nắm bắt những kiến thức nhiều mặt, và biết xây dựng niềm tin từ khi còn nhỏ; phải cảm nhận được mình là con người thông minh, có đủ năng lực đối mặt trước mọi thách thức. Bạn cũng có thể làm nên “thần thoại” đấy. Thỏa mãn lòng hiếu kỳ của bọn trẻ là việc rất cần thiết. Tôi luôn làm hết sức để giải đáp những câu hỏi chúng đưa ra. Nếu không giải đáp nổi thì tôi sẽ cùng học với chúng, cố gắng cùng tìm ra đáp án của vấn đề”.

Còn chúng ta thì sao? Chúng ta cho con điều kiện vật chất tối ưu và dành thời gian tối thiểu cho chúng. Kết quả là các cậu ấm, cô chiêu buồn chán nổi loạn. Khi không phải kiếm tiền sẽ không hiểu giá trị đồng tiền kiếm được, kết quả là tiêu tiền không đúng cách. Con cái dĩ nhiên chưa thể kiếm tiền nhưng phải biết lao động bằng cách giúp đỡ cha mẹ việc nhà. Thời gian dành cho ti vi, chơi điện tử sẽ hạn chế… Chúng cũng sẽ biết thương cha mẹ hơn.
Rất nhiều người bảo tôi rằng ngày xưa mình khổ nhiều rồi, bây giờ có điều kiện thì để con cái được sung sướng, con đòi gì cũng cho, coi đó là sự bù đắp những ngày “cơ hàn”, rồi đa phần sau đó con cái họ hư hỏng. Thứ đến là vấn đề thừa kế. Cha mẹ thường có tâm lý để dành cho con cái. Đối với những gia đình giàu có, con cái bỗng nhiên được thừa hưởng nhiều tiền, lại chẳng biết giá trị đồng tiền và tiêu tiền đúng cách thì sẽ càng không chịu lao động, dẫn đến tranh giành tài sản. Theo tôi, Nhà nước nên có chính sách về vấn đề phân phối lại tài sản của người được thừa kế. Có thể kể ra đây một số ưu điểm của chính sách này:

– Giảm bất bình đẳng xã hội, là nguồn gốc của bất ổn chính trị xã hội.
– Giảm tham nhũng: Tham nhũng làm gì cho nhiều khi con cháu mình không được hưởng. Suy cho cùng, của cải cá nhân rồi cũng là của cải xã hội thôi. Chết có mang đi được đâu. Để phúc cho con cháu còn hơn. Sẽ không còn những trường hợp đau lòng như những vụ “Mãi Vẫn Giàu”…

– Kích thích tiêu dùng. Xã hội tiêu dùng sẽ kích thích tăng trưởng.
– Cậu ấm, cô chiêu sẽ hiểu rằng “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào” nên không còn tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, phải kiếm sống bằng chính khả năng của mình có. Cha mẹ chỉ giúp con cái những bước đầu, khởi nghiệp mà thôi.

– Xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng lúc đó người ta sẽ không tranh giành quyền chức để mưu lợi nữa mà chỉ chăm lo khẳng định phẩm chất của mình mà thôi.

(Theo Đẹp)

Góc mẹ và bé