Phương án xử lý, kỹ năng sống cho trẻ dưới 6 tuổi các tình huống này là gì? Cha mẹ tuyệt đối không ngăn cấm vì càng bị cấm, trẻ sẽ càng tò mò. Thay vào đó, hãy hướng dẫn, cho con trải nghiệm và rút được kinh nghiệm ngay.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ dưới 6 tuổi như thế nào

1. Sử dụng kim

Cha mẹ lấy ra 1 tấm bìa cứng nhỏ, vừa tay cầm của con. In những hình vẽ dễ thương và ngộ nghĩnh ra giấy và dán lên tấm bìa. Sau đó, cha mẹ dùng kim đục trước các lỗ thủng theo các đường viền của hình. Lưu ý, lỗ thủng vừa phải, đừng quá to kẻo con làm rách tấm bìa.

Lúc này hãy đưa cho con cây kim khâu len loại to, cây kim đó sẽ có đầu rất tù nên không đâm vào tay con. Hướng dẫn con xâu những sợi chỉ nhỏ luồn qua lỗ kim. Tiếp tục hướng dẫn con xâu kim qua những lỗ thủng mà trước đã chọc sẵn ở trên tấm bìa. Sau khi con thêu xong, nhớ khen ngợi và lưu trữ tấm bìa lại nhé. Sau này lớn, con sẽ vô cùng thích thú đấy.

2. Học bốc ăn

Hãy mua cho con 1 chiếc ghế ngồi ăn riêng của trẻ. Rửa và lau thật sạch bàn ăn của con. Cha mẹ cũng đừng quên cho con rửa tay trước khi ăn.

Cắt những lát hoa quả nhỏ thành những miếng con cầm vừa tay. Đồng thời bố mẹ cũng luộc một số rau củ quả, để nguội, cắt thành miếng vừa tay con. Cho con ngồi vào ghế và đặt những miếng thức ăn lên bàn. Lưu ý đặt thức ăn từ từ, không kẻo con gạt xuống đất hết. Nên đặt xen kẽ các mầu sắc để thu hút con, ví dụ miếng cà rốt luộc đặt cạnh miếng su su xanh. Con sẽ bị thu hút và nhặt những miếng ăn đó bỏ vào miệng. Trong lúc đó, cha mẹ có thể tiếp tục xúc cơm hay cháo cho con ăn như bình thường. Sau khi con ăn xong, nhớ vệ sinh sạch sẽ ghế ăn cho lần sau nhé.

3. Học xúc thức ăn

Khi con đã đủ tầm 12 tháng, cha mẹ có thể dạy cho con học xúc thức ăn. Lau rửa bàn ăn của con thật sạch. Cho con ngồi vào ghế, xúc hai thìa cháo hoặc cơm chan canh vào bát ăn của con và đưa con một chiếc thìa nhựa nhỏ. Lưu ý bát của con cần phải có đáy rộng để con khó làm đổ thức ăn ra ngoài. Thìa của con nên vừa miệng, không nên to quá cũng như nhỏ quá, nhỏ vì con sẽ phải xúc quá nhiều lần, chóng nản. Đừng trách mắng khi con làm rơi thức ăn ra ngoài, hãy khen ngợi con nhiệt tình. Trong lúc đó, vẫn tiếp tục xúc cho con ăn cho đủ bữa.

4. Học cách đi giày dép

Con hai tuổi là có thể tự học đi giày dép đúng cách. Cha mẹ hãy tự đặt dép của mình 1 cách ngay ngắn trước cửa và chỉ con bắt chước mình. Sau đó, hãy xỏ từng chân vào dép. Nếu con làm đúng nhớ khen ngợi thật nhiều, nếu con làm sai thì đừng trách móc chê bai. Chỉ cần nhắc cho con nhẹ nhàng, vài lần làm sai, con sẽ biết cách làm cho đúng.

5. Học phân biệt phải trái

Để cho con không bị nhầm lẫn, cha mẹ hãy mua cho con chiếc vòng nhỏ đeo vào tay con phía bên phải. Sau đó, luôn luôn đặt ra hỏi con: Rẽ tay phải là phía nào hả con? Đến khi con thuần thục tay phải rồi thì mới dạy con tay bên kia sẽ là tay trái. Đừng dạy một lúc hai tay, con sẽ bị rối. Nhớ đeo vòng cho con lâu cho đến khi con nhớ.

6. Học tự tắm

Mua cho con chiếc chậu tắm, xả nước vào chậu cho nóng vừa phải, phù hợp với con. Cho chút xà bông tắm của trẻ vào chậu, cho vừa phải để con không cần tráng vẫn có thể lau người, an toàn mà không hại da. Hướng dẫn con tự cởi quần áo và để vào rổ quần áo bẩn rồi bước vào chậu. Để con ngồi trong chậu độ 10 phút. Sau đó hướng dẫn con lau người và mặc quần áo. Nhớ khen ngợi con vì đã biết tắm đúng cách. Khi con đã lớn hơn, cha mẹ yêu cầu con tự chuẩn bị quần áo để thay, sau khi tắm xong thì phơi khăn tắm lên cho khô, đổ hết nước và cất gọn chậu.

Ngoài ra các cha mẹ cũng nên tìm hiểu một số sản phẩm của công ty chúng tôi giúp bé chơi vui và có sức khỏe tốt : cá nhựa , đồ chơi xúc cát, hạt muồng muồng

7. Học tự đi toilet

Cha mẹ mua cho con tấm nhựa để kê lên bồn cầu cho trẻ ngồi. Hướng dẫn con tự phục vụ bản thân. Nếu con quá thấp, cha mẹ có thể đặt cho một cái ghế nhỏ xíu bên cạnh bồn cầu để con đứng lên đó đi vệ sinh cho tiện nhé.

8. Học thay và giặt đồ lót

Cha mẹ mua đồ lót cho con thì nhớ mua loại vừa với con. Đặt lịch để 3 tháng thay toàn bộ quần lót cho con. Khi con đã lớn,ì nên yêu cầu con tự chọn đồ lót cho mình và tôn trọng sự chọn lựa đó của con.

Khi con đã bắt đầu dần dần biết mặc quần áo thì yêu cầu con tự thay đồ lót, làm vệ sinh khu vực cơ thể bên trong đồ lót. Chú ý: Đừng yêu cầu con làm quá kỹ, chỉ cần dội nước thì cũng đã đủ sạch sẽ rồi.

Yêu cầu con giặt đồ lót hàng ngày. Ban đầu cho con giặt không xà phòng. Khi con được 3 tuổi, con có thể giặt bằng xà phòng. Lúc đó cha mẹ nhớ dặn con lấy xà phòng ít thôi nhé. Nếu không yên tâm, cha mẹ giặt lại đồ lót sau khi con đã giặt, đừng để con nhìn thấy kẻo con sẽ phản ứng.

9. Học phòng tránh xâm hại

Đừng dạy con đề phòng người lạ. Xung quanh chúng ta, ở đâu cũng có người tốt và người xấu. Dạy con cách tự phòng vệ cho mình và phát hiện ra người xấu là phương án tối ưu cho trường hợp này. Các cha mẹ chỉ cần dặn: Bất kể ai động vào cơ thể con khu vực bên trong đồ lót thì đều là người xấu. Lúc đó con cần phải biết chạy thoát và về mách bố mẹ. Nhớ tin tưởng con nếu con mách nhé. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

10. Dạy con cầm dao

Dạy con cầm dao tuổi này không phải là quá sớm. Nhưng quan trọng là chúng ta sẽ dạy thế nào. Ban đầu, cha mẹ mua cho con dao nhựa làm đồ chơi. Hãy cho con chơi với quả dưa chuột trước nhé. Sau khi con đã có thể gọt quả dưa chuột dễ dàng thì cho con cầm dao nhựa cắt giò, chả, bánh kem… phục vụ bữa cơm gia đình. Khi con được tham gia vào các công việc quen thuộc này, con sẽ vô cùng thích thú và chăm chỉ làm.

11. Dạy con tránh xa ổ điện và các vật nguy hiểm

Khi thấy con mon men lại gần ổ điện hay thứ nguy hiểm, cha mẹ lúc này ngay lập hãy tức tóm chặt lấy tay con, kéo con về phía ổ điện hay vật nguy hiểm đó, dí tay con vào gần đó (nhớ giữ khoảng cách an toàn nhé). Vừa làm cha mẹ vừa hét thật to rồi nói: “Cho vào đi cho giật đau tay”. Bị bất ngờ, con sẽ rụt lại và lúc này sẽ khóc toáng lên. Chỉ cần vậy là cha mẹ cũng đã đủ làm cho con hiểu ổ điện và các vật dụng nguy hiểm có thể gây cho con bị đau, con sẽ tránh xa.

Hãy thử dạy con bằng những cách đơn giản trên, cha mẹ sẽ thấy con “bận” lắm, ngoan lắm, không còn thời gian nghịch phá nữa đâu. Con cũng biết cách bảo vệ mình, không nghịch dại nữa.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương
Giảng viên trường đại học Sư phạm Hà Nội

Góc mẹ và bé