Theo nhiều nghiên cứu qua các chuyên gia giáo dục và nhi khoa gần đây cho thấy, trẻ em được nghe đọc sách đều đặn từ 0 – 6 tuổi, có nhiều khả năng học chữ tốt hơn. Viện Quốc gia về Sức khỏe Trẻ em và Phát triển tiềm năng Con người của Mỹ (National Institute of Child Health and Human Development – NICHD) đề xuất chương trình 1000 giờ đọc sách cho trẻ em, theo đó 1000 giờ là khoảng thời gian tương đối tối thiểu nhất để giúp trẻ có đủ khả năng biết đọc một cách độc lập.

huong-dan-cach-day-tre-hoc-chu-hieu-qua-tu-tuoi-so-sinh-4

Như vậy, nếu tính trung bình một ngày trẻ được nghe đọc sách 30 phút, thì cần khoảng hơn 5 năm trẻ mới có đủ khả năng tư duy tự đọc sách độc lập. Đó là ước tính trung bình. Tùy theo khả năng và năng khiếu của trẻ mà khoảng thời ấy có thể dao động nhiều hơn hoặc ít hơn. Ngoài ra, chất lượng của buổi đọc sách cũng góp phần rất quan trọng vào việc hình thành khả năng tự đọc sách của trẻ. Chẳng hạn, buổi đọc sách vui vẻ và sinh động sẽ giúp trẻ hào hứng và nhớ lâu hơn.

Nếu trong giai đoạn trước 6 tuổi thì lúc này trẻ ít có cơ hội được nghe đọc sách thì khoảng thời gian cần thiết về sau để giúp trẻ có thể tự đọc được một cách độc lập có thể mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, tùy vào mức những từ vựng trẻ được tiếp xúc nhiều hay ít mà các mức độ đọc hiểu cũng sẽ thay đổi khác nhau.

Bài viết này sẽ gợi ý những phương pháp đọc sách cùng con để đạt được hiệu quả cao nhất:

1. Sắp đặt một thời gian cố định hàng ngày để cùng đọc sách với con. Khoảng thời gian từ 15 – 30 phút. Tùy vào kế hoạch sinh hoạt của gia đình và sức khỏe của trẻ mà thời gian có thể linh hoạt vào các thời điểm khác nhau. Trẻ càng nhỏ, tập thói quen đọc sách hàng ngày càng dễ dàng, giống như tập thói quen vệ sinh tắm rửa và răng miệng hàng ngày.

10 bí quyết đọc sách cùng con hiệu quả2. Tìm một nơi yên tĩnh, giúp cho con cảm thấy thoải mái và dễ chịu

3. Chọn sách đọc phù hợp với lứa tuổi của con.
4. Cho trẻ ngồi vào trong lòng hoặc ngồi bên cạnh, tạo cảm giác thương yêu và che chở
Bí quyết đọc sách cùng con hiệu quả
5. Dành khoảng 1 phút nói về trang bìa và nội dung/chủ đề sẽ được đọc, tạo cảm giác tò mò cho con.
6. Đọc to thành tiếng và thêm ngữ điệu, biểu cảm cần thiết tùy theo nội dung của sách.
7. Nếu trẻ đã biết đọc thì có thể để trẻ tự đọc hoặc thay phiên nhau cùng đọc. Con đọc một câu (hoặc một đoạn), ba mẹ đọc một câu (hoặc một đoạn). Tạo cho câu chuyện trở nên sống đống.

8. Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của một số từ vựng mới và cách đánh vần (hoặc ghép âm).
9. Đặt những câu hỏi giúp trẻ thêm hứng thú. Ví dụ: “Sao bạn ấy lại làm thế nhỉ?, con đoán thử xem nào!”, “Hình ảnh này có thấy giống cái gì nào?”, “Ôi, lạ quá, con có thể giải thích giúp mẹ được không?”

10. Đặt ra một số thử thách mới giúp con vận dụng và rèn luyện khả năng suy nghĩ, tư duy độc lập. Ví dụ: “Con thử kể lại câu chuyện và dùng một số từ mới trong sách nào”, “Con thấy từ này đã được nhắc đến ở chỗ nào rồi nhỉ?”

Bí quyết đọc sách cùng con hiệu quả

Một số đặc điểm cần lưu ý:

Xem hoạt động đọc sách đối với trẻ như là một hoạt động vui chơi, sinh hoạt gia đình. Do vậy cần tạo không khí vui vẻ, thương yêu, giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái và hào hứng khi được nghe đọc sách.
Chuẩn bị nguồn sách phong phú và đa dạng, tương ứng với độ tuổi của trẻ. Các thư viện sách, nhà sách, cửa hàng sách là những nơi có thể dẫn trẻ đến chơi thỉnh thoảng để có thêm thông tin tìm mua hoặc mượn các sách mới.
Ngoài hoạt động đọc sách cùng nhau, cần có thêm những hoạt động khác dành cho trẻ, như chơi vận động ngoài trời, chơi trò chơi nhỏ trong nhà như bộ liên hoàn cầu trượt, cá nhựa  và rất nhiều trò chơi khác… giúp cho trẻ có thêm nhiều trải nghiệm và tương tác với thế giới xung quanh. Chính những hoạt động đa dạng đó sẽ góp phần giúp trẻ hiểu biết tốt hơn về những câu chuyện trong sách. Đó cũng là cách mỗi khi đọc sách, cha mẹ có thể liên hệ lại với các hoạt động, cảm xúc mà trẻ đã trải qua
Bí quyết đọc sách cùng con hiệu quả

Theo Thư viện sáng tạo trẻ

Góc mẹ và bé