Trẻ em học hỏi kỹ năng xã hội ngay từ khi còn nhỏ – điều này sớm hơn chúng ta nghĩ rất nhiều! Trẻ em giống như tờ giấy trắng, chúng sẽ thu nhận tất cả các sự việc diễn ra xung quanh.

Hãy chia sẻ và hình thành kỹ năng xã hội cho trẻ khi còn nhỏ

Chúng sẽ học hỏi từ những cách thấy mọi người tiếp xúc với nhau, xử sự trong cuộc sống và trong các tình huống khác nhau – tuy nhiên đây không phải là cách duy nhất mà trẻ em có thể học kỹ năng sống. Sự phát triển của trẻ em được hình thành qua nhiều cách và được hấp thu từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó phải kể đến thời gian vui chơi. Bằng cách tổ chức các hoạt động thú vị và chơi cùng bé, bạn có thể giúp con mình học kỹ năng xã hội mà trẻ sẽ rất cần không chỉ khi còn nhỏ mà ngay cả lúc lớn hơn sau này.

Cùng con hoàn thiện kỹ năng xã hội ngay từ nhỏ

Thông qua các trò chơi tập thể, bé sẽ phải học cách nhẫn nại để chờ đến lượt của mình, hợp tác cùng các bạn khác, tuân thủ luật lệ của các trò chơi, thông cảm, giúp đỡ và khả năng tự điều chỉnh. Đây là một trong số những kỹ năng xã hội quan trọng mà việc chơi đùa hằng ngày sẽ giúp bạn rèn luyện cho con bạn. Trò chơi giúp trẻ con tự hiểu được các quy tắc tốt và tương tác xã hội mà sẽ rất có giá trị trong mọi mối quan hệ sau này của bé. Những đứa trẻ có thể chơi chung tốt với nhau, biết chia sẻ với nhau sẽ có thể giành chiến thắng trong các trò chơi, đây là tiền đề giúp bé hiểu được sự tương tác với người khác tốt sẽ đem tới thành công trong cuộc sống sau này.

Ngoài ra mời các bạn xem thêm một số sản phẩm của công ty mình đang bán và phân phối trên toàn quốc:

Trẻ có cơ hội tiếp xúc với bạn bè

Hãy tạo cho con bạn cơ hội để tiếp xúc và cùng chơi với những đứa trẻ khác. Công viên, quảng trường, khu vui chơi….đây là những địa điểm thú vị và hoàn toàn thích hợp cho bé tìm kiếm bạn bè. Thay vì giấu kín con trong bốn bức tường, hãy giúp bé mở cửa thế giới ngay từ lúc còn chập chững bước đi.

Cha mẹ có thể giúp con phát triển về mặt tình cảm bằng cách khuyến khích trẻ có suy nghĩ xem người khác cảm thấy thế nào. Hãy bắt đầu bằng việc hỏi con cảm giác của con, đặt câu hỏi về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống: “con cảm thấy thế nào khi con làm mất đồ chơi?”, “câu chuyện đó làm con cảm thấy thế nào?”. Một khi trẻ đã có kỹ năng biểu lộ phản ứng tình cảm của mình thì trẻ sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về việc người khác cảm thấy thế nào. “Con thấy thế nào khi con lấy đồ chơi của bạn ấy?”. Bằng cách đưa ra những câu hỏi kiểu này, trẻ sẽ bắt đầu nghĩ xem những hành động của mình có ảnh hưởng thế nào đến tình cảm của những người xung quanh.

Cùng con hoàn thiện kỹ năng xã hội ngay từ nhỏ

Hợp tác là một kỹ năng có được phần lớn là từ trải nghiệm thực tế. Cho trẻ cơ hội để tương tác và chơi với mọi người hoặc chính bạn là cách tốt nhất để dạy trẻ học các tương tác với người khác. Đôi lúc con bạn có thể bực bội hoặc không thích chơi với bạn khác vì trẻ nhỏ thường thiếu kiên nhẫn và chưa thể có khả năng chia sẻ, mọi việc sẽ dần được cải thiện theo thời gian và sự trải nghiệm. Khi trẻ chơi và tương tác, chúng cũng bắt đầu phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Những cố gắng ban đầu bây giờ có thể sẽ là những cuộc tranh cãi và mâu thuẫn với anh chị em và bạn cùng lứa, nhưng rốt cuộc trẻ sẽ học được cách thương lượng và thỏa hiệp với người khác.