Khi trẻ bị biếng ăn, cả nhà phải vào cuộc. Nhưng phải chọn đúng cách mới có thể cải thiện được tình hình.

Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi – Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM cho biết khi trẻ biếng ăn cần xác định rõ nguyên nhân:

Thứ nhất, nếu đột nhiên ở trẻ biếng ăn (chỉ trong những thời gian ngắn), có thể trẻ đang trong giai đoạn trải qua một đợt bệnh nhẹ (có thể bệnh chưa bị phát ra ngoài). Trường hợp này gia đình cần theo dõi thêm.

Thứ hai, khi bé dần lớn, bé nhận biết nhiều hơn và bắt đầu có những sự lựa chọn trong dinh dưỡng: ví dụ chọn uống nước thay vì uống sữa, kén chọn thức ăn này, không thích thức ăn khác. Cha mẹ cần uốn nắn thói quen ăn uống cho bé ngay từ khi còn rất nhỏ.

Hình minh họa. Nguồn: internet

Nghe nội dung tư vấn từ Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi:

Có những trường hợp phụ huynh chia sẻ bé 24 tháng chỉ ăn cơm với thịt chiên, cá chiên, không thích ăn rau, củ quả. Nếu không đáp ứng khẩu phần ăn như vậy cho bé thì bé chỉ uống sữa.

Việc bé ăn gì hay không ăn gì là do thói quen chúng ta tập cho bé từ nhỏ. Trong trường hợp này, bé đã 24 tháng tuổi, khó thay đổi thói quen nhưng vẫn phải làm. Vì nếu không bữa ăn của bé sẽ không cân đối, bé có thể sẽ thiếu chất xơ.

=> cung cấp sản phẩm : tủ kệ mầm non

Ba mẹ có thể tập ăn cho bé theo nguyên tắc: khi bé đang đói bụng, cho bé ăn thứ không thích trước. Bé phải ăn thức ăn đó xong, mới cho bé ăn món bé yêu thích.

Một cách nữa là hãy chế biến chung thức ăn bé thích và không thích. Ví dụ bé thích ăn trứng thì mẹ hay ba có thể chiên trứng kèm các loại rau củ khác nhau để bé tập dần việc ăn rau.

Điều quan trọng là khi chúng ta tập luyện thói quen ăn uống cho bé, mọi người trong gia đình cần thống nhất cách tập, và thống nhất cách thông tin với bé, cách thưởng, phạt; không nên “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” sẽ phản tác dụng đó nhé mọi người.

=> chia sẻ: hạt muồng muồng

Phương Nguyệt