Lưu ý giới hạn an toàn cho con của mình
Bạn có cho phép con bạn tự một mình đi xe đạp đi đến nhà bạn chơi ?, một mình đi bộ trên đường chưa? Bé có thể chơi ở sân trước mà không cần người lớn giám sát? Những quyết định này luôn làm đau đầu nhiều bậc cha mẹ. Bạn muốn khuyến khích sự độc lập của trẻ đồng thời trách nhiệm bảo bọc lại trỗi dậy, bạn lại lo lắng về an toàn của bé.
Có thể bạn muốn xem: Hãy dạy cho bé biết địa chỉ nhà và số điện thoại
Các chuyên gia nói rằng hầu hết trẻ em ở độ tuổi dưới 10 tuổi chưa thể đi bộ và đạp xe ra đường mà không có sự giám sát của người lớn. Tùy thuộc vào an ninh trong khu phố mà bạn có thể cân nhắc việc có nên cho bé chơi trong sân trước nhà không.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bạn về sự an toàn: nơi bạn sống, mức độ giao thông và yếu tố quan trọng nhất, mức độ trưởng thành của trẻ. Bạn là người biết rõ con mình nhất, bé thận trọng hay liều lĩnh? Bé có luôn nghe lời bạn và làm theo những quy định trong nhà?
Lên 5 tuổi, trẻ em đủ trưởng thành để nhận thức được tầm quan trọng của “an toàn” và biết tuân theo các quy tắc cơ bản. Nhưng có sự khác biệt giữa việc “hiểu” các nguyên tắc và luôn “làm theo” chúng.
Trẻ 5 tuổi luôn háo hức liều lĩnh, muốn thử nghiệm giới hạn và không lường trước được mọi nguy hiểm. Bạn vẫn cần phải giữ một con mắt thận trọng để quan sát những gì bé đang làm.
Cuộc sống của mẹ: Khi bạn muốn từ chối bé
Đến bạn cũng có lúc thấy chán khi nghe mình nói “không” suốt ngày, huống chi là bé. Để tránh làm bé giận hờn, khi từ chối yêu cầu của bé, mẹ có thể thử các phương án sau:
● Thay vì nói “Không chạy trong nhà” bạn có thể nói những gì bé được cho phép “Đi bộ trong nhà”.
● Sử dụng một từ phù hợp hơn “không”. Ví dụ như “dừng lại”, “xong rồi”, “đủ rồi” …
● Nói rõ ràng, cụ thể về thời gian và số lượng: Thay vì nói “Không ăn bánh ngọt trước khi ăn tối” bạn nên nói: “Con có thể ăn một cái bánh quy sau khi ăn tối xong.”
Quay lại Danh mục: Góc mẹ và bé