Bảo vệ con trước người lạ
Thế giới bên ngoài có rất nhiều mối nguy hiểm rình rập. Một trong những điều quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ phải trang bị cho con đó là kỹ năng cho con mình tự bảo vệ bản thân trước người lạ mặt. Không như khi được chở che trong vòng tay gia đình, trẻ cần hiểu rõ người lạ có thể đi kèm với nguy cơ hiểm hoạ
Đầu tiên bạn nên trò chuyện cởi mở để giúp trẻ hiểu và nhận biết những trường hợp xấu liên quan đến người lạ nhưng nhớ đừng khiến con quá sợ hãi mẹ nhé! Tiếp theo, trẻ cần được dạy những kỹ năng để tránh bị người lạ làm tổn thương. Trong trường hợp này, an toàn là điều cấp thiết, chứ không chỉ là vấn đề về thái độ cư xử hay chuyện nói qua cho biết.
Bước 1
Đầu tiên, bạn cần định nghĩa rõ ràng cho trẻ như thế nào là “người lạ”. Khái niệm của người lớn và trẻ em về “người lạ” có thể khác nhau. Đối với trẻ em, “người lạ” đơn giản là người không quen biết. Bạn nên nhấn mạnh với trẻ rằng người lạ hoàn toàn có thể là nam hay nữ, trẻ hoặc già, thậm chí là người có vẻ tử tế. Một người trẻ đã gặp qua vẫn được xem là người lạ.
==> Mời bạn xem thêm: giường mầm non
Bước 2
Dạy cho trẻ hiểu là, hầu hết mọi người trẻ gặp gỡ hoặc nhìn thấy đều là người tốt nên không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, vẫn có một số người muốn làm tổn thương trẻ nhỏ. Không phải lúc nào cũng xác định được người nào an toàn và người nào không. Bởi thế cho nên trẻ cần cẩn thận và tỉnh táo trong mọi trường hợp để đảm bảo không có chuyện gì xấu xảy ra.
Bước 3
Đề ra những quy tắc bắt buộc cho trẻ. Nếu ra ngoài mà không có bố mẹ hoặc bảo mẫu đi theo, trẻ tuyệt đối không nói chuyện, nhận đồ hoặc đi đâu đó với người lạ. Nếu đang ở một mình và có người lạ tiến đến gần, trẻ lập tức phải nhìn xung quanh xem có người lớn không, và chạy thoát ngay về phía ấy.
Nếu gần đó không có người lớn, bé cần hét lớn “Không” và chạy về hướng có thể tìm thấy đông người giúp đỡ. Trong trường hợp người lạ đến gần nhưng cũng có người lớn ở đó, quy tắc là trẻ phải hỏi ý kiến người lớn trước khi nói chuyện với người lạ mặt.
Bước 4
Khi ở nhà, bạn nên thường xuyên “ôn tập” và mở rộng cho trẻ về “bài học” đề phòng người lạ. Cho trẻ biết nhiều người có thể nói dối để dẫn trẻ đi. Họ sẽ bịa chuyện kiểu như “Cô đang đi tìm chú chó con bị lạc” hoặc “Mẹ con nhờ chú đến đón con hộ mẹ”… Nhờ những cảnh báo này, trẻ sẽ nhanh nhạy và tinh ý nhận ra chiêu lừa đảo của kẻ lạ mặt. Và bạn phải luôn hứa với trẻ sẽ không bao giờ nhờ người lạ đón trẻ thay mình.
==> Mời bạn xem thêm: bóng nhựa cho bé
Bước 5
Bạn có thể cùng trẻ chơi trò nhập vai trong các hoạt cảnh tình huống mà bạn nghĩ sẽ xảy ra. Cách này giúp trẻ thực hành nhuần nhuyễn những phương pháp chung để có thể ứng phó chính xác trong mọi trường hợp.
Bước 6
Nói ngắn gọn cho trẻ hiểu thế nào là những hành vi tiếp xúc không phù hợp, ngay cả khi trẻ biết người đó. Nếu có người đối xử kỳ quặc hoặc tìm cách đụng chạm khiến trẻ sợ hãi hay bối rối, trẻ cần bỏ đi ngay và báo cho cha mẹ biết.
Bạn cần cẩn trọng cách diễn đạt khi nói với trẻ về chủ đề người lạ. Giữ thái độ khách quan để tránh nói thậm xưng, khiến trẻ quá sợ hãi và mất bình tĩnh khi đối mặt thực sự gặp người lạ mặt.
Có một điều nữa bạn cần hết sức lưu ý nữa là: người lạ không phải là mối đe doạ lớn nhất đối với trẻ em. Theo Trung tâm Quốc gia về Tìm kiếm và Cứu trợ Trẻ em, đối tượng xâm hại trẻ thường là người thân trong gia đình và bạn bè, những người vốn được tin tưởng nhiều hơn. Để bài học có hiệu quả nhất, bạn cũng nên thường xuyên ôn lại để giúp trẻ hiểu rõ và nắm chắc những quy tắc an toàn quan trọng nhé!