Trên thực tế, phần lớn lượng kiến thức lớn và phổ biến của thế giới này chỉ có thể được bạn lĩnh hội thông qua việc đọc sách, và nếu bạn muốn con của mình trở nên thông minh, chúng cần phải có một tình yêu đối với việc đọc sách. Việc yêu thích đọc sách của trẻ em sẽ đem lại cho trẻ rất nhiều lợi ích. Và điều tuyêt vời là bạn có thể truyền những tình yêu này cho bé ngay từ những tháng tuổi đầu tiên bằng cách đọc cho bé nghe.
Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh rằng đọc sách cho trẻ sẽ đem lại những lợi ích vô giá.
Ví dụ, một nhóm nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Rhode Island, Mỹ họ đã tiến hành so sánh ở hai nhóm trẻ 8 tháng tuổi – một nhóm được nghe đọc sách thường xuyên, còn một nhóm thì không được nghe. Kết quả cho thấy, sau thời gian nghiên cứu, vốn từ của nhóm trẻ được đọc sách đã được tăng thêm 40% (số từ trẻ có thể hiểu), trong khi với nhóm không được nghe đọc sách, số vốn từ này chỉ tăng 16%.
Thực tế là, đọc sách cho trẻ nghe chính là cách thức hiệu quả nhất để xây dựng những nơ ron “ngôn ngữ” trong bộ não đang phát triển của bé.
Chúng ta cũng có thể thấy những lợi ích khác của việc đọc sách cho trẻ:
Đọc sách cho bé giúp gắn kết chặt chẽ sợi dây tình cảm giữa bạn và bé, giúp bé cảm nhận được mối quan hệ mật thiết và sự hạnh phúc.
Việc tạo thói quen đọc sách cho bé nghe sẽ trở thành một trải nghiệm đầy thích thú, giúp bé tạo dựng thái độ tích cực đối với việc đọc khi bé lớn lên.
Đọc sách cho bé giúp bé bình tĩnh trở lại, đặc biệt là khi bé bực bội, cáu kỉnh hay bồn chồn, bất an.
Nó giúp thúc đẩy sự giao tiếp giữa bạn và trẻ.
Trẻ ở tuổi mầm non được tiếp xúc với ngôn ngữ thông qua việc nghe những từ ngữ mà chúng ta đọc cho bé nghe hoặc qua những cuộc hội thoại sẽ có xu hướng học tốt hơn ở trường.
Đọc sách cho bé nghe giúp kéo dài sự chú ý của bé vào một việc, đó là một kỹ năng quan trọng giúp bé có khả năng tập trung tốt hơn.
Đọc sách cho trẻ giúp xây dựng kỹ năng lắng nghe và trí tưởng tượng.
Những trẻ bé sẽ học được về màu sắc, hình dáng, các con số và chữ cái trong khi những trẻ lớn hơn sẽ khám phá ra việc mở rộng chuỗi kiến thức của mình. Ví dụ, nếu có bé có sở thích về ô tô, sở thích của bé sẽ mở rộng ra các loại xe tải và các phương tiện vận tải khác như máy bay và tên lửa, và chẳng mấy lúc bé sẽ đọc sách về không gian, khoa học, công nghệ và cứ như vậy mở rộng ra.
Các cuốn sách sẽ dậy trẻ về các mối quan hệ, các tình huống, nhân cách, và điều gì là tốt hay là xấu trong thế giới mà bé đang sống. Những câu truyện hư cấu sẽ cung cấp chất liệu cho trí tưởng tượng và việc tự chơi của bé. Những câu truyện cổ tích sẽ tạo sức hút mê hoặc đối với bé và giúp bé phân biệt được điều gì là thật và điều gì là hư cấu.
– lưới chắn cầu thang cho bé
– cầu trượt mini
– bập bênh nhựa cho bé
Dưới đây là một vài mẹo bạn cần nhớ về việc đọc cho bé nghe để giúp bé yêu thích đọc sách khi lớn lên.
Vì bé hay bắt chước những hành vi của bạn, hãy cho bé thấy bạn đọc sách. Hãy cho bé biết rằng đọc sách là một phần của cuộc sống.
Hãy để trẻ cảm thấy rằng đọc một cuốn sách sẽ là một trải nghiệm thích thú và thú vị, và không phải là một hoạt động đầy áp lực mà bạn ép bé phải thực hiện.
Tạo dựng thói quen đọc sách vào một giờ nhất định mỗi ngày, hoặc ít nhất là vài lần mỗi tuần. Hãy chọn một khoảng thời gian mà bạn với bé có thể thư giãn và không có việc gì gấp rút.
Hãy chọn những cuốn sách mà bé của bạn có thể sẽ quan tâm nhất, và phải phù hợp với lứa tuổi của bé. Những trẻ nhỏ thường thích các bức tranh nhiều mầu sắc và hình ảnh về mọi người.
Để giúp bé hiểu được các chữ cái và từ là các biểu tượng được dùng để liên lạc, hãy lướt ngón tay dưới những từ khi đọc, nhưng chú ý là đừng ép trẻ phải theo dõi ngón tay của bạn.
Đôi khi, trẻ có thể thích một cuốn sách nào đó và muốn bạn đọc đi đọc lại cuốn sách đó. Đừng cản trở yêu cầu đó của trẻ, vì điều đó có nghĩa trẻ thấy cuốn sách đó thật thú vị, và bé thấy thích thú khi bạn đọc cuốn sách đó cho bé. Cũng vì lẽ đó, trẻ sẽ thu được nhiều nhất từ cuốn sách đó, và bạn thì cũng định hình được sở thích của bé là gì.
Mặc dù vậy, hãy cho bé cơ hội tiếp xúc với nhiều loại sách khác nhau.
Bạn có thể sử dụng việc đọc sách như là một cách để làm giảm bớt nỗi sợ hãi của bé hoặc chuẩn bị cho những thay đổi trong cuộc sống của bé. Ví dụ, bạn có thể tìm những cuốn sách nói về việc sử dụng bô, về việc đi học, hay chuyển nhà để đọc cho bé khi bé chuẩn bị gặp những sự kiện này.
Hãy dạy cho bé biết quý trọng sách và giữ gìn sách với một thái độ trân trọng – luôn giữ sách sạch sẽ, gọn gàng.
Hãy tạo một môi trường nhiều sách xung quanh bé. Hãy để sách ở những nơi mà trẻ có thể tự lấy được, nhờ đó trẻ có thể tự tìm hiểu và chọn các cuốn sách.
Mang theo sách để đọc cho trẻ trong những chuyến đi xa, hoặc những nơi mà bạn có thể phải ngồi chờ đợi cùng bé.