Khi một số phụ huynh phê phán nhiều cách dạy con trong đó bằng đòn roi là bạo lực, không ít người truyền nhau cách dạy đánh vào tâm lý “sợ” của con. Giải pháp này có khả thi?

Phạt con sai cách bằng hại con

Những khuyến cáo với các phụ huynh khi “thương cho roi cho vọt”:

Một bé gái 8 tuổi ở Thiểm Tây (Trung Quốc) đã tử vong không lâu sau khi ăn chân gà muối. Gia đình cho rằng món ăn này là nguyên nhân khiến bé chết sau khi nôn mửa và chóng mặt. Tuy nhiên, khám nghiệm tử thi cho thấy bé bị 1 lực tác động ở vùng gáy gây tổn thương ở não.

Thực tế, mẹ cháu bé tức giận vì con không nghe lời nên đã bạt tai con từ phía sau đầu. Sau đó bé khóc quá thì mẹ bé mua chân gà muối – món ăn yêu thích của bé để dỗ con gái nín.

Nhiều bậc cha mẹ khi dạy con do không kiềm chế đã đánh con. Tuy nhiên, những bộ phận sau đây được khuyến cáo rằng cha mẹ không nên đánh phạt:

1. Không nên đánh/ tát vào bất cứ vị trí nào trên đầu trẻ.

Đầu là nơi tập trung hệ thần kinh trung ương nên việc đánh lên đầu trẻ có thể gây ra những hậu quả không lường cho não bộ. Đánh vào mặt trẻ cũng dễ gây tổn thương hệ thần kinh ngoại vi, ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.

2. Không nên véo mũi, vặn tai.

Mô mũi của trẻ còn non và dễ tổn thương, có chứa nhiều mạch máu. Nếu véo mũi trẻ có thể khiển trẻ tổn xương phần xoang và mao mạch mũi, tác động đến hệ thống phòng vệ của mũi. Ngoài ra véo và vặn tai đôi khi ảnh hưởng đến màng nhĩ và có khả năng gây ra tình trạng bị điếc.

3. Không đánh vào lưng trẻ.

Lưng tập trung hệ thần kinh quan trọng và xương sống lưng trẻ chưa đủ chắc chắn để chịu tác động mạnh. Do đó, tuyệt đối không đánh vào lưng trẻ để tránh bị tổn thương hệ thần kinh có thể gây tàn tật.

4. Không nên dùng roi đánh vào mông bé vì ở một số phương nhất định với một lực đủ mạnh có thể gây liệt.

Phạt con bằng cách đánh vào tâm lý “sợ” của con

Một người cha ở Nhật phạt con bằng cách bỏ lại con trong khu rừng có gấu và thời tiết giá lạnh để con sợ. Nhưng chỉ năm phút sau quay lại người cha đã không tìm thấy con mình. Cuối cùng phải cần đến sự hỗ trợ của 130 nhân viên cứu hộ mới tìm thấy cậu bé vào 6 ngày sau đó.

mời bạn xem thêm:

Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên – chuyên viên tư vấn hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, một số phụ huynh phạt bằng cách đánh vào nỗi sợ của con.

Chẳng hạn nhốt con vào phòng kín, toilet khiến con sợ bóng tối, sợ kiến, gián hay sợ bị nhốt lâu. Tuy nhiên, đây là phương pháp có thể thích hợp với đứa trẻ này nhưng không phù hợp với đứa trẻ khác.

Như trong câu chuyện vị phụ huynh ở Nhật Bản phạt con, với đứa trẻ có bản lĩnh không mạnh, bị bố mẹ bỏ lại trong rừng sẽ ngồi khóc cho đến lúc bố mẹ quay lại. Nhưng những cậu bé có tính hiếu động, nghịch ngợm thì sẽ không chịu ngồi yên mà sẽ bỏ đi tìm.

Trong trường hợp này, “kịch bản” tiếp theo của các vị phụ huynh là nói với con nếu con còn hư, con sẽ bị phạt như vậy và đứa trẻ sẽ ngoan ngoãn vâng lời. Nhưng có khi phụ huynh đã tính sai nước cờ.

Đó là do phụ huynh không hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý trẻ em từng độ tuổi vốn rất khác nhau và mỗi đứa trẻ lại có những cách ứng xử cũng khác nhau.

Trong giáo dục con, đôi khi phụ huynh phải dùng biện pháp mạnh nhưng đến mức độ nào và hình thức nào thì phải căn cứ vào độ chịu đựng của trẻ chứ không có một công thức chung. Nhất thiết không được vượt qua “ngưỡng” đó.

Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, những lời dặn bố mẹ với trẻ em cao nhất chỉ đọng lại chừng 20%. Thậm chí, có những độ tuổi các bé thích làm ngược lại lời người lớn. Cho nên cùng với việc dạy con, còn phải tạo môi trường thuận lợi cho sự lớn lên của con.

Ví dụ bố mẹ phải bo các cạnh góc nhọn ở mép bàn, ghế để bảo vệ trẻ không bị té vào thay vì chúng ta cứ để như vậy và dặn con phải biết tránh. Nhiều phụ huynh có con hiếu động, cố gắng uốn nắn con nhiều hơn vì lo ngại con lớn lên sẽ quậy phá. Nhưng không hẳn đứa bé nào khi còn nhỏ nghịch ngợm nhiều thì lớn lên sẽ hư hỏng.

Việc giáo dục con từ nhỏ là tốt nhưng cha mẹ không nên quá áp lực và có nhiều biện pháp mạnh với con.

VOH Online