Vì gần bằng tuổi nhau nên nhiều khi hai con chẳng chịu nhường nhịn nhau. Tôi rất stress vì các con hay chành chọe đánh, cãi nhau và tranh giành.
Tôi có hai con trai, hơn kém nhau chưa tới 2 tuổi. Một bé 5 tuổi, một bé 3 tuổi rưỡi. Vì gần bằng tuổi nhau nên hai con chẳng ai chịu nhường nhịn ai. Tôi suốt ngày phải làm quan tòa cho hai đứa. Nhiều lúc tôi bực quá nên hay cáu gắt, la mắng. Làm sao để tôi giúp các con điềm tĩnh hơn và không gây gổ với nhau. (Thanh Bình)
Cha mẹ lúc nào cũng luôn mong con cái là những người bạn tốt nhất của nhau, giúp đỡ, chơi đùa và tin tưởng lẫn nhau, nhưng việc cãi nhau, thậm chí đánh nhau giữa các anh chị em trong nhà khi còn nhỏ là những điều khó tránh khỏi. Sự tranh giành đó hoàn toàn tự nhiên, không hề ngăn cản việc cha mẹ dạy các con học cách tha thứ cho nhau trong cuộc sống.Trả lời
Để các con hòa thuận và yêu thương nhau, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Tránh so sánh: Khi cha mẹ so sánh giữa các con với nhau sẽ khiến đứa trẻ bị so sánh đánh giá thấp dễ mặc cảm cha mẹ thiên vị. Trẻ bị so sánh cũng dễ nảy sinh sự tị nạnh, oán giận với đối tượng được đánh giá cao hơn. Điều này dẫn đến bất hòa giữa chúng. Thay vì so sánh cha mẹ nên chỉ ra rõ ràng điểm mạnh và điểm yếu của từng con để khích lệ chúng cố gắng.
Đưa ra quy tắc rõ ràng: Thiết lập các quy tắc rõ ràng, chẳng hạn: “Đồ này là của anh/của em”, “Muốn mượn đồ thì phải nói như thế nào”, “Tranh giành thì sẽ bị xử lý ra sao”…
Cám ơn quý khách đã đến với công ty Hà Huy chúng tôi, chúng tôi xin gửi tới quý khách một số sản phẩm của chúng tôi:
– bàn ghế mầm non
– cầu trượt cho bé
– bộ đồ chơi xúc cát
Đối xử công bằng: Trẻ rất nhạy cảm với những gì mà chúng cho là đối xử không công bằng. Vì thế, cha mẹ nên luôn cố gắng đảm bảo sự công bằng.
Cha mẹ hãy tranh thủ thời gian cùng các con chơi đùa, qua đó, dạy con về cách anh chị em nên đối xử với nhau. Giao những nhiệm vụ chung để khuyến khích bọn trẻ hợp tác, khen ngợi ủng hộ mỗi khi chúng cùng chơi vui vẻ hòa thuận.
Cha mẹ phải luôn là tấm gương tốt về yêu thương và hòa thuận để các con noi theo. Bầu không khí gia đình ấm áp sẽ giúp trẻ cảm nhận được ý nghĩa cao quý của tình thân.
Khi các con không tránh được những lúc tranh giành, bạn có thể tham khảo các giải pháp tức thời:
Giảm những sự căng thẳng: Tách hai đứa trẻ ra những nơi riêng biệt để chúng có thể lấy lại bình tĩnh.
Tìm hiểu lý do: Khi những đứa trẻ đã bình tĩnh bạn có thể hỏi chuyện, lắng nghe để hiểu được nguyên nhân, suy nghĩ và cảm xúc của từng trẻ, từ đó có cách giải quyết, giải tỏa tốt nhất cho vấn đề của chúng.
Loại bỏ những vật gây tranh chấp: Nếu hai anh em mà cùng tranh giành một kênh truyền hình thì ngay lập tức bạn sẽ tắt TV, nếu tranh giành một món đồ chơi nào đó thì đồ chơi sẽ bị tịch thu… Bọn trẻ cần hiểu rằng tranh giành chỉ đem lại hậu quả khó chịu cho cả hai.
Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh
Trường Mầm non Hoàng Gia