Hiện nay trên thị trường có hàng triệu loại đồ chơi trẻ em và hàng triệu cửa hàng đồ chơi được mở ra mỗi năm. Đồ chơi đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của những trẻ nhỏ. Nhưng hàng năm cũng có rất nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện bởi những loại đồ chơi độc hại – nguy hiểm trên thị trường.
Để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, các nhà sản xuất cần phải nghiêm chỉnh thực hiện theo những quy định về thiết kế. Song, quan trọng hơn cả là mỗi bậc cha mẹ cần phải giám sát trẻ nhỏ những lúc trẻ sử dụng đồ chơi.
Dưới đây là những hướng dẫn, mỗi bậc phụ huynh nên ghi nhớ khi mua sắm đồ chơi cho bé nhà mình:
1. Kiểm tra các ghi chú:
Ví dụ như những đồ chơi làm từ vải phải có những lời ghi chú của nhà sản xuất như: có khả năng chịu lửa hoặc chậm bắt lửa. Hay Đồ chơi gỗ thì các bậc cha mẹ phải xem ghi chú trên sản phẩm xem chúng phù hợp với bé bao nhiêu tuổi? tải trọng bao nhiêu?…. Những ghi chú là rất quan trọng trong việc giữ an toàn cho trẻ.
2. Dễ dàng vệ sinh:
Chọn mua những sản phẩm có thể dễ dàng vệ sinh, tẩy rữa vết bẩn. Ví dụ như thú nhồi bông nên chọn loại có thể giặt được, hoặc có thể tháo lớp vải bên ngoài để giặt.Việc này sẽ giúp giữ vệ sinh đồ chơi cho bé yêu một cách tốt nhất.
3. Kiểm tra thành phần độc hại:
Các sản phẩm đồ chơi phải làm từ nguyên liệu an toàn: nhựa không chứa hóa chất độc hại, gỗ tự nhiên, màu tự nhiên… Sơn, bút màu, bút tô vẽ không được chứa chì.
Dưới đây là một số đồ chơi cho bé mà có thể các bạn quan tâm
– Lưới chắn cầu thang
– đồ chơi ngoài trời cho bé
– cầu trượt trẻ em,
4. Không nên mua đồ chơi cũ:
Không cho bé chơi những đồ chơi đã quá cũ, thậm chí đó là một món quà kỉ niệm đáng nhớ của người thân hay bạn bè. Những món đồ chơi cũ có thể mang một giá trị tinh thần nào đó đối với hai mẹ con nhưng chắc chắn một điều rằng chúng không còn đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và có thể sẽ gây nguy hiểm cho bé.
5. Tránh các đồ chơi quá ồn:
Bạn cũng không nên mua những thứ đồ chơi gây quá nhiều tiếng ồn. Âm thanh từ những món đồ chơi phát ra tiếng động như dụng cụ âm nhạc, đồ chơi điện tử có thể sẽ gây ảnh hưởng đến tai của bé và gây tổn thương tai.
6. Cất giữ đồ chơi an toàn tại nhà:
Sau khi đã chọn được những món đồ chơi an toàn cho bé, mẹ nên hướng dẫn cho bé cách sử dụng và thường xuyên giám sát bé khi bé đang chơi.
7. Các ghi chú khác:
– Dạy bé cất đồ chơi mỗi lần chơi xong
– Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của đồ chơi.
– Những đồ chơi bằng gỗ phải không có dằm
– Xe đạp thể thao và những món đồ chơi ngoài trời không bị gỉ sắt
– Thú nhồi bông không bị tuột đường chỉ và không bị rời các bộ phận ra.
– Vứt bỏ những bộ phận đã bị hư hỏng hoặc sửa ngay lại
– Bảo quản những đồ chơi ngoài trời ở trong nhà để tránh bị hoen rỉ do thời tiết.
Phải luôn giữ cho đồ chơi được sạch sẽ. Để vệ sinh đồ chơi, bạn có thể hòa lẫn nước rửa chén hoặc xà phòng vào trong nước nóng. Cho dung dịch vào trong một chiếc bình xịt. Sau đó xịt lên đồ chơi và lau sạch.
Với những lời khuyên hữu ích trên đây, hi vọng rằng các mẹ có thể lựa chọn một món đồ chơi an toàn cho bé nhà mình