Để bạn lựa chọn bỉm tốt cho bé thì bạn phải biết và tìm hiểu một miếng tã giấy cho bé có cấu tạo như thế nào ?
Thì hôm nay công ty Hà Huy chúng tôi xin gửi tới các bạn một số cấu tạo và đặc điểm của tã giấy cho bé như sau:
1. Mặt đáy chống thấm của tã : Là mặt đáy tã để ngăn chất lỏng thẩm thấu ra bên ngoài. Hiện nay, các loại tã giấy tốt có lớp mặt đáy bằng chất liệu vải không dệt, giúp không khí lưu thông và thoát hơi ẩm giúp việc trao đổi nhiệt giữa da em bé và môi trường bên ngoài thực hiện dễ dàng, giúp chống hăm.
2. Lõi thấm hút: Là hỗn hợp giữa bông giấy và hạt siêu thấm polymer. Đây là phần rất quan trọng của tã giấy, chất lượng tã giấy tốt hay không phụ thuộc nhiều vào chất lượng của phần lõi này. Phần lõi thấm hút giúp lõi tã dẫn và giữ nước bên trong, không cho nước thoát ra ngay cả khi có lực tác dụng vào bề mặt. Nếu lõi thấm hút phồng lên nhiều sau khi bé tè sẽ khiến bé khó chịu, bé đi lại sẽ khó khăn. Quan trọng hơn, nếu không được cố định thì hỗn hợp bông và hạt siêu thấm có thể bị xộc xệch và vón cục, gây cảm giác khó chịu cho bé nếu mặc trong thời gian dài.
3. Lớp bề mặt: là lớp phía trên mặt tã giấy, nơi tiếp xúc trực tiếp với da em bé. Lớp bề mặt thường được làm từ vải không dệt, độ mềm mại của bề mặt này sẽ giúp hạn chế việc rát hay mẩn da vì tiếp xúc trực tiếp với vùng mặc tã giấy của bé hàng ngày. Đồng thời lớp bề mặt cũng phải có độ thấm hút cao, để bé luôn cảm thấy khô ráo thoải mái và mẹ không lo ẩm ướt.
4. Vách chống trào hai bên: Hai bên miếng tã thường có 2 màng ngăn được gọi là vách chống tràn. Khi đóng tã cho bé thì phần đũng sẽ thấp và dễ bị trào nước khi bé đứng và tiểu nhiều, khi đó hai vách ngăn này sẽ bảo vệ phần đũng để chống nước trào ra.
5. Các bộ phận khác: như đai lưng, miếng dán hai bên có tác dụng giữ chặt, định hình và để có thể ôm khít cơ thể bé một cách thoải mái trong khi ngủ cũng như khi vận động.
Bài viết liên quan: Những lỗi mà bạn nên biết khi mặc đồ cho trẻ sơ sinh