Trẻ em nên hạn chế ít sử dụng máy tính bảng, điện thoại và những thiết bị dùng màn hình cảm ứng. Các nhà khoa học Úc vừa qua đã phát hiện sử dụng quá nhiều các thiết bị này có thể khiến cơ và xương các em phát triển không bình thường.
Dùng các thiết bị điện tử cảm ứng quá nhiều có thể khiến cơ và xương của trẻ phát triển không đúng (Ảnh: Shutterstock)
Nghiên cứu tiến hành so sánh 2 nhóm trẻ từ 3 đến 4 tuổi. Một nhóm thường để chơi đồ chơi, nhóm còn lại chơi trên các thiết bị cầm tay dùng màn hình phản ứng, theo Daily Mail.
Mục tiêu nghiên cứu nhằm xem xét những ảnh hưởng của thiết bị đến sức khỏe thể chất, tinh thần và phát triển xã hội của trẻ, giáo sư vật lý trị liệu Leon Straker thuộc Đại học Curtin (Úc), một trong những tác giả nghiên cứu, cho biết.
xem thêm:
– thú nhún lò xo
– lưới chắn cầu thang
– cá nhựa
Trong khoảng thời gian 15 phút, nhóm nghiên cứu phát hiện trẻ chơi máy tính bảng sử dụng tay và cơ thể ít hơn so với khi chơi đồ chơi, nhưng nhiều hơn khi xem tivi.
Cụ thể, trẻ chơi đồ chơi có cử động tay nhiều hơn gấp 3 lần so với khi chơi máy tính bảng và 6 lần khi xem tivi. Ngoài ra, chơi đồ chơi cũng giúp trẻ vận động toàn thân nhiều hơn gấp 2 lần so với chơi máy tính bảng.
“Chúng tôi lo rằng các thiết bị màn hình cảm ứng hấp dẫn sẽ khiến cơ bắp và xương trẻ phát triển không tốt”, giáo sư Straker cho biết.
Ông cho rằng có 2 lý do dẫn đến việc này. Một là vì quá mải mê chơi máy tính bảng sẽ khiến các bé ít vận động, chạy nhảy, dẫn đến thiếu các kích thích cần thiết để cơ và xương phát triển. Hai là việc ngồi trong một tư thế quá lâu sẽ khiến xương cổ ít vận động, qua thời gian khiến xương bị yếu và dễ bị tổn thương.
“Tin tốt là các thiết bị cảm ứng có thể dùng trong nhiều tư thế ngồi nên có thể ít gây ảnh hưởng hơn so với xem tivi”, giáo sư Straker nói thêm.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Úc, trẻ em dưới 2 tuổi không được tiếp xúc với bất kỳ thiết bị cảm ứng nào. Với trẻ từ 5 đến 17 tuổi, các em chỉ nên dùng thiết bị dưới 2 giờ/ngày, theo Daily Mail.