Từ khi Hà Huy mới được ra đời, chúng tôi đã luôn luôn tâm niệm rang tâm huyết và sứ mệnh của mình là đem những đồ chơi chất lượng, an toàn và giàu tính giáo dục đến cho những trẻ em Việt Nam. Vì vậy chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi đâu đó vẫn có những khách hàng có ý kiến rằng “cái này là đồ chơi Trung Quốc sao lại bảo là đồ chơi Nhật hả em” hay “cũng là hàng tàu sao mà bán đắt thế”. Thực tế chúng tôi có bán đồ chơi Trung Quốc không ?

do-choi-gay-nghien-xuat-xu-trung-quoc

Để trả lời câu hỏi đó, trước hết cần thống nhất ý hiểu đồ chơi Trung Quốc là gì ? Đồ chơi Trung Quốc là đồ chơi sản xuất ở Trung Quốc (có thể của công ty nước ngoài hoặc công ty Trung Quốc) hay đồ chơi của một công ty / cơ sở Trung Quốc (có thể sản xuất tại Trung Quốc hoặc sản xuất ở một nước khác) ? Bạn có tự tin về một sản phẩm nào đó (nếu có) do một công ty Trung Quốc có in trên bao bì “Made in Vietnam” hay không ?
Nếu tìm kiếm cụm từ “đồ chơi Trung Quốc” trong ngoặc kép, Google trả ra 1.810.000 kết quả. Nếu tìm kiếm theo phạm vi rộng, nghĩa là tìm từ đồ chơi trung quốc không trong ngoặc kép, Google trả ra 15.200.000 kết quả.

=> sản phẩm ngoài trời cho bé: cầu trượt mini
Đọc kỹ hơn những bài viết ở những trang đầu tìm kiếm Google thì tôi thấy có 3 điểm:

Thứ nhất, với những mục tin mà tôi đã đọc, thì “đồ chơi trung quốc” đều được đề cập với nghĩa xấu, tiêu cực. “đồ chơi trung quốc độc kinh khủng”, “Phát hiện đồ chơi Trung Quốc có thể gây ung thư”, “Đồ chơi Trung Quốc chứa độc tố bán đầy chợ”, “tràn lan đồ chơi Trung Quốc độc hại”.

Thứ hai, “đồ chơi trung quốc” luôn được đề cập một cách chung chung, không thấy đề cập cụ thể đến một nhãn hàng nào đó. Có một tin tức về “đồ chơi trung quốc” liên quan đến 2 thương hiệu lớn là Mattel và Fisher Price (tháng 8/2007) thì đó là khi 2 thương hiệu này thu hồi một loạt các sản phẩm đồ chơi do đối tác Trung Quốc sản xuất vì họ đã thay đổi loại sơn không được cấp phép để sản xuất.

Thứ ba, dù vô tình hay cố ý, rất it bài báo đề cập đến việc các sản phẩm “đồ chơi trung quốc” này có dán các tem kiểm định chất lượng CR hay không. Tôi xin không có ý kiến về việc này, vì đó là chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước ?
Trên thực tế, có trên 75% đồ chơi trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc nhờ chi phí rẻ,quy mô lớn. Một phần tiếp theo được sản xuất tại Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, các nước châu Mỹ La tinh và Đông Âu. Phần nhỏ cuối cùng còn lại là các đồ chơi sản xuất tại các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu, với những đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng hoặc hàm lượng công nghệ cao. Tất nhiên, đây là nhóm đồ chơi có giá thành cao nhất.
Từ điều này có thể thấy, sẽ có rất nhiều thương hiệu lớn đặt nhà máy tại Trung Quốc để cắt giảm chi phí. Điều quan trọng là các sản phẩm sản xuất ra phải tuân thủ chặt chẽ theo thiết kế và các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn của công ty đặt hàng, dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế. Nếu sản phẩm thuộc một thương hiệu lớn, bạn có thể yên tâm về chất lượng, dù nó có sản xuất từ Trung Quốc đi chăng nữa. Điện thoại iPhone là một ví dụ tuyệt vời để minh họa điều này. Bạn có muốn dùng một chiếc điện thoại iPhone hay Samsung chính hãng có xuất xứ Trung Quốc không ? Rất nhiều phụ huynh vẫn cho trẻ từ 1 tuổi tiếp xúc với iPhone, iPad đó.

=> Giúp cho trẻ em chơi an toàn: chắn cầu thang cho bé
Tất nhiên đồ chơi từ một nơi khác sản xuất sẽ đem lại cho bạn sự yên tâm hơn, nhưng đó cũng chỉ là cảm tính và định kiến, vì yếu tố lượng hóa được, đong đếm được, chính là dựa trên các tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Nếu bạn vẫn kiên quyết không muốn dính dáng gì đến xuất xứ Trung Quốc thì những lựa chọn hiện nay trên thị trường không nhiều: đồ chơi gỗ của một số công ty trong nước (vẫn có những công ty thuê Trung Quốc làm), đồ chơi Lego được SX tại Đan Mạch, Thụy Điển, Mexico và một số nước khác, đồ chơi tàu hỏa Thomas sản xuất tại Thái Lan, một số ô tô mô hình Tomica và búp bê Koeda SX tại Việt Nam, xe tập thăng bằng Cruzee được sản xuất tại Đài Loan, mô hình Gundam của hãng Bandai được SX tại Nhật Bản.

Góc mẹ và bé