Đối với bé ở tuổi còn nhỏ chơi chính là học và bạn hoàn toàn có thể dạy cho bé rất nhiều điều thông qua những trò chơi nhỏ thú vị.

do-choi-tre-em
1. Trò chơi giúp bé hiểu về sự tồn tại
Mẹ hãy giấu một vật gì đó vào trong hộp như quả bóng chẳng hạn, rồi hỏi bé: “Quả bóng đâu rồi nhỉ”, sau đó mẹ nên tìm cách để khuyến khích bé mở hộp.
Trò chơi này giúp bé hiểu rằng quả bóng vẫn luôn ở đó, ngay cả khi bé không nhìn thấy nó.
2. Vẫn là trò chơi với bóng
Bố hoặc mẹ có thể ngồi đối diện với bé nhưng cách xa một đoạn, sau đó đẩy quả bóng về phía bé, rồi hướng dẫn con đẩy bóng về phía mình. Bố mẹ thường có cố gắng duy trì trò chơi trong một lúc.
Trò chơi đẩy bóng qua lại này dạy cho bé hiểu về sự luân phiên, điều này sẽ giúp ích cho bé sau này để thiết lập các cuộc đối thoại và hiểu về sự chia sẻ.
3. Trò chơi xây tháp
Cha mẹ không cần phải bỏ ra nhiều tiền để mua lego hay những bộ đồ chơi đắt tiền cho bé trong năm đầu đời này đâu vì điều đó là chưa cần thiết. Mẹ chỉ cần chọn những chiếc hộp có nhiều màu sắc là bé có thể chơi được trò này.
Hãy cùng với bé xếp chồng các hộp lên nhau, và với mỗi chiếc hộp được xếp lên, bạn hãy giải thích đơn giản qua cho bé về kích thước và màu sắc của hộp. Sau khi xây xong tháp, bạn và bé có thể đẩy nhẹ để tháp đổ ụp xuống vào tạo ra tiếng động loảng xoảng vui tai.
Trò chơi xây tháp không chỉ dạy cho các bé khái niệm về hình dạng và kích thước mà còn là những bài học đầu tiên về nguyên nhân và hệ quả khi bạn nói với bé: “Ồ, con xem này, khi mình chạm vào những chiếc hộp này, chúng đổ xuống và gây ra tiếng động”.

4. Vui đùa trong khi tắm
Hãy biến 15 phút tắm mỗi ngày thành khoảng thời gian bé có thể vừa chơi vừa học với nước.
Mẹ hãy giơ cao miếng bọt biển ướt để nước nhỏ giọt lên tay bé, sau đó hãy vắt miếng bọt biển để nước chảy xuống thành dòng, chuyển miếng bọt biển cho bé và xem bé thực hành điều vừa học được như thế nào nhé.
Hoặc lấy chiếc vài chiếc cốc nhỏ rồi rót nước từ cốc này sang cốc khác và hướng dẫn bé làm để rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
5. Trò chơi đoán tiếng động
Mẹ hãy lấy một món đồ chơi nào đó của con có thể phát ra âm thanh nhỏ và giấu dưới chăn hay chiếc khăn nào đó. Ban đầu mẹ có thể để hở một phần đồ chơi để bé dễ dàng tìm kiếm. Sau đó mẹ hãy giấu toàn bộ đồ chơi đi và chỉ cho phát ra âm thanh thôi và khuyến khích bé tìm.
Mẹ hãy thay đổi nơi cất giấu để bé hứng thú hơn trong việc tìm kiếm và nhớ chúc mừng khi bé tìm ra đồ vật đó nhé!
6 Trò chơi mẹ đang ngủ
Mẹ hãy nói với bé rằng: “Mẹ đi ngủ đây” và giả vờ nằm xuống nhắm mắt lại. Sau đó bật dậy mở mắt ra như vừa tỉnh ngủ và nói: “Chào con yêu”. Bé sẽ cười khanh khách với trò này đấy!
Trò chơi này sẽ làm cho bé bi bô nhiều hơn vì có nhiều bé tầm 6 tháng thôi đã biết u ơ để gọi mẹ dậy đấy!
7. Tiếng lá cây xào xạc
Nếu đang là mùa lá rụng, mẹ hãy cho bé đến một nơi có tiếng ra cây rơi xào xạc để bé nghe và cảm nhận những âm thanh này.
Hoặc cha mẹ có thể gom một số loại lá khô có màu sắc, kích thước khác nhau và để bé khám phá chúng bằng tay của mình (nên nhớ là phải có sự giám sát của mẹ nhé).
Mẹ hãy vò nát vài cái lá để bé có thể nghe tiếng lá khô vỡ vụn trong tay và học được rằng việc vò lá cây khô sẽ tạo ra tiếng vỡ giòn tan như thế. Hãy chọn một chiếc lá to đủ để che gần hết khuôn mặt của bạn để chơi trò ú òa vui nhộn và quen thuộc với bé.
8. Bộ sưu tập nhiều màu sắc
Mẹ hãy lấy tất cả đồ chơi của bé ra và phân loại theo màu sắc. Sau đó hãy chơi trò gọi tên đồ vật cùng màu sắc của chúng, ví dụ: quả bóng màu xanh, chú vịt màu vàng, bông hoa màu đỏ…
Trò chơi này giúp bé biết tên gọi của đồ vật và học về màu sắc.

Để cho bé ngày càng thông minh và phát triển chúng tôi xin gửi tới các bạn một số sản phẩm tốt cho bé như: bộ tập gym cho trẻ , bể chơi cát nước

Góc mẹ và bé