Pamela Druckerman, là tác giả cuốn sách “Bringing Up Bébé” là một phụ nữ người Mỹ và lấy chồng người Anh và sống tại Paris. Sinh sống và nuôi dạy con ở nước Pháp, cô dần nhận ra rằng dường như chỉ có vợ chồng cô là khốn khổ vì con biếng ăn, không nghe lời hay qua những trò quậy phá của con.
Pamela tâm sự, chắc chắn cô không quá thiên vị của người Pháp, thậm chí không thích sống ở Pháp cho lắm. Cô cũng không mong con mình sau này lớn lên sẽ giống nhiều người Paris thường có vẻ ngoài kiêu kỳ và lạnh lùng. Nhưng bản năng người mẹ đã khiến cô phải bỏ công dành nhiều năm nghiêm cứu về cách dạy con của người Pháp. Và sau rất nhiều trải nghiệm, cô nhận ra: Người pháp không hoàn hảo nhưng họ có những bí quyết dạy con vô cùng hiệu quả.
1. Dạy trẻ kiên nhẫn chờ và tự chơi một mình khi không có ai chơi cùng
Chờ đợi là một điểm mấu chốt trong cách ‘huấn luyện’ để trở thành con ngoan của cha mẹ người Pháp. Tại sao gần như tất cả trẻ con người Pháp đều ngủ ngon, một mạch từ đêm đến sáng ngay từ khi mới 2-3 tháng tuổi? Bởi khi nghe tiếng bé khóc, gần như cha mẹ Pháp sẽ lơ đi, không bế chúng lên ngay tức khắc mà sẽ bình tĩnh đợi 5 phút để dạy bé học cách tự ru ngủ mình trở lại. Đó cũng là lý do tại sao một đứa trẻ tuổi mẫu giáo người Pháp ngoan ngoãn ngồi trong quán ăn với cha mẹ và tự xúc hết suất ăn của mình.
Đa số trẻ em Pháp đều được ăn 3 bữa chính + 1 bữa phụ/ ngày và đều phải chờ đến đúng giờ thì mới được ăn. Nếu trẻ không muốn ăn, cha mẹ không cố gắng ép nhưng trẻ sẽ không được ăn bất kể lúc nào chúng muốn. Những đứa trẻ thích bỏ bữa sẽ rút ra được bài học rằng, vì đúng bữa mình không ăn nên mình sẽ phải ôm chiếc bụng đói meo chờ bữa ăn kế tiếp.

day-tre-me-phap
Pamela Druckerman, tác giả cuốn sách Bringing Up Bébé, và các con (Ảnh: wsj.com)

2. Dạy trẻ tuân thủ những kỷ luật
Phụ huynh Pháp không nói những lời sáo rỗng như: “Con phải tuân thủ kỷ luật của cha/mẹ” hay “Con phải nghe lời”… nhưng những nếp sống hàng ngày trong gia đình sẽ dần giúp trẻ buộc phải học cách kiên nhẫn và kỷ luật.
Ví dụ: Một người mẹ Pháp sẵn sàng mua kẹo cho cô con gái đang độ tuổi mẫu giáo, nhưng cô bé sẽ không được phép ăn cho tới giờ ăn vặt dù có phải đợi nhiều tiếng đồng hồ.
Hoặc, khi trẻ tìm cách xen vào câu chuyện của cha mẹ, cha/mẹ sẽ nói “chờ 2 phút con nhé, cha/mẹ đang nói chuyện chưa xong”, Cách nói của cha/mẹ vừa tế nhị, vừa cứng rắn sẽ giúp trẻ hiểu rằng chúng phải đợi tới lượt mình.
Walter Mischel – Giáo sư ngành tâm lý học, Đại học Columbia, Mỹ – Chuyên gia hàng đầu thế giới về phương pháp dạy trẻ biết trì hoãn hưởng thụ – đã chứng minh rằng, những trẻ biết kiên nhẫn, trì hoãn hưởng thụ khi lớn sẽ trở thành người có khả năng tập trung, suy luận tốt hơn và không bị suy sụp khi gặp phải áp lực.

sản phẩm : lưới chắn cầu thang cho bé
3. Nói không một cách uy lực
Nếu cha mẹ không biết từ chối thẳng, nói ‘Không’ dứt khoát với trẻ, đồng nghĩa, trẻ sẽ không có khuôn phép còn cha mẹ trở thành người thiếu quyền uy. Phụ huynh Pháp luôn hành xử theo ‘luật’ nhất định trong việc dạy con. ‘Luật’ là có những giới hạn cụ thể mà trẻ phải chấp hành nhưng ngược lại, các phụ huynh Pháp giao cho trẻ khá nhiều quyền tự do và độc lập, miễn là chúng cư xử theo khuôn phép.
Bài học mẹ Pháp dạy con
• Dạy trẻ nói: xin chào, tạm biệt, cảm ơn và làm ơn. Những lời nói này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng kỳ thực có giá trị rất lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Nó giúp trẻ hiểu rằng chúng không phải người duy nhất có cảm xúc và cần sự giúp đỡ.
• Khi trẻ mắc lỗi, hãy mở to mắt nghiêm khắc nhìn trẻ – đây là cái nhìn bao hàm sự trừng phạt.
• Cho trẻ ăn một bữa nhẹ/ ngày. Với trẻ em Pháp, thường bữa nhẹ này bắt đầu vào lúc 4h-4h30.
• Gần gũi nhưng luôn nhắc cho trẻ nhớ rằng ai là người có tiếng nói trong gia đình. Các bậc cha mẹ người Pháp thường nói: “Cha/mẹ mới là người ra quyết định”

Mời bạn xem thêm sản phẩm : cầu trượt trẻ em
• Đừng ngại nói ‘Không’. Trẻ phải học được cách đối diện và chấp nhận khi bị cha mẹ từ chối ‘yêu sách’.
Uy lực là một trong những sắc thái ấn tượng nhất trong cách dạy con của người Pháp – và có lẽ là kỹ năng khó nhất cho các bậc cha mẹ. Nhiều vị phụ huynh Pháp có được uy lực một cách dễ dàng, tự nhiên, và bình thản trước con cái. Đó là điều khiến trẻ em Pháp thực sự phải nghe lời cha mẹ, thay vì tảng lờ, cãi lời, hoặc kỳ kèo.
Khi tôi và một người bạn người Pháp (là mẹ của một nhóc tì 3 tuổi) ngồi trong công viên nói chuyện thì con trai tôi liên tục tìm cách lẩn ra ngoài chơi. Mỗi lần như vậy tôi lại phải đuổi theo, la mắng và kéo con về trong khi con giãy giụa, gào thét.
Ban đầu bạn tôi chỉ quan sát một cách im lặng. Nhưng quá nhiều lần phải nhìn cảnh 2 mẹ con tôi rượt đuổi nhau khiến cô không thể bình tĩnh nữa. Cô nghiêm mặt nói rằng, nếu tôi cứ chạy theo con thì chúng tôi không thể ngồi nói chuyện yên ổn được vài phút. ‘Đúng vậy’, tôi nói. ‘Nhưng tôi có thể làm gì được?” Bạn tôi nói rằng tôi cần nghiêm khắc với con. Tôi ‘cự lại’ là tôi đã mắng con trong suốt 20 phút đấy thôi. Bạn tôi chỉ cười và khuyên rằng tôi nên nói ‘Không’ một cách mạnh mẽ hơn.

sản phẩm: bóng nhựa có giá tốt
Lần tiếp theo khi con tôi chạy ra ngoài cổng, tôi gắt lên từ ‘Không’ nhưng con vẫn chạy ra ngoài như chưa hề nghe thấy lời mẹ nói. Tôi đuổi theo và lôi con vào, miệng cằn nhằn cô bạn ‘Cô thấy không? Không thể trị được nó”.
Bạn tôi cười và bảo tôi đừng nên quát to, chỉ nên nói với âm điệu nghiêm nghị. Nhưng con tôi vẫn không chịu nghe lời lần tiếp theo. Rồi dần dà, tôi cảm thấy tiếng ‘Không được’ của mình có vẻ đã thuyết phục hơn. Âm thanh vang lên không to hơn nhưng tự tin và có trọng lượng. Tới lần thử thứ tư, khi con tôi đang mon men tới gần cái cổng, tôi nói “Không’ và kỳ lạ thay, con quay lại nhìn tôi một cách đề phòng còn tôi mở to mắt, cố tỏ vẻ không chấp thuận.
Trước những thái độ dứt khoát của mẹ, con không còn tìm cách trốn ra nữa. Dường như nó quên mất về cái cổng và chỉ tập trung chơi với những đứa trẻ khác.
Điều quan trọng nhất khi nói ‘Không’ với trẻ là sắc thái giọng nói. Không phải cứ gằn giọng rít lên từng tiếng hay quát thật to mà trẻ nghe lời mà cha mẹ phải nói một cách dứt khoát, tự tin kèm theo sắc mặt nghiêm nghị thì lời nói đó mới có trọng lượng.
Thảo Uyên (Lược dịch theo Bringing Up Bébé)