Bữa ăn của con với nhiều gia đình là thời điểm vất vả nhất trong ngày.
Hình ảnh bà hoặc mẹ bế cháu đi lòng vòng trong xóm đút cơm, mẹ vừa mở clip quảng cáo vừa lại vưa cho con ăn… không phải là cá biệt. Có gia đình đến giờ ăn, mẹ dụ con chơi đồ chơi, cha thì hù dọa… Mục đích cuối cùng là để con ăn xong bữa, con ăn đủ khẩu phần cha mẹ quy định.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi – Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM những cách trên đều không đúng.
Cha mẹ hãy xác định việc tập cho con ăn các bữa ăn chính để bé quen với việc thay đổi cách tiếp nhận thực phẩm từ uống sữa sang ăn thức ăn như người lớn, chứ không phải để bé ăn được mỗi bữa một chén cháo hay một chén cơm
Việc đó khiến bé xem bữa ăn như thời gian bé mè nheo người lớn, bé bị bắt ăn, ăn dùm cha mẹ chứ không phải ăn cho mình. Với cha mẹ, đút cho con ăn cũng “trần ai khoai củ”.
=> sản phẩm đang hót nhất đó là: bập bênh cho bé
Cách khoa học là cha mẹ tập cho bé thói quen đến giờ ăn là phải ngồi vào bàn, nhìn thẳng vào đồ ăn, cảm nhận được niềm vui bữa ăn, thức ăn.
Cha mẹ phải cần tránh tâm lý nôn nóng, ép con ăn, ăn nhanh. Nếu con ăn chưa được nhiều, có thể bổ sung sữa vì điều quan trọng là tập thói quen ăn cho con.
Cha mẹ đút cho con ăn phải nhìn thẳng vào mắt bé, không để bé phân tâm bởi ti vi, ipad… nói chuyện với con khi con ăn, nói cho con biết bữa ăn của bé có gì, bé nhai như thế nào là đúng? Không nôn nóng khi tập ăn cho bé, chấp nhận việc bé ăn ít, ăn chậm.
=> Những sản phẩm đồ chơi ngoài trời sẽ giúp nhiều ích cho bé để bé ăn nhiều hơn.
Bé có thể bị nhợn khi đưa thức ăn lạ vào. Với những bé nhạy cảm như vậy thì cần tập cho bé tiếp xúc dần, từ nhìn, ngửi mùi, ăn từng chút một.
Thậm chí có những bé lớn nhưng biếng ăn tâm lý, cha mẹ có thể bắt đầu tập lại từ đầu. Bằng cách cho bé ăn cơm cháo trắng và một ít nước tương, sang tuần sau, có thể thay bằng nước cá, nước thịt cho bé quen mùi đồ ăn, quen với việc ăn thành từng bữa.
Sau đó, dần dần tăng lượng thức ăn lên trong khẩu phần ăn của em.