Bệnh tay chân miệng cũng có thể điều trị tại nhà trong trường hợp bệnh nhẹ – tương đương cấp độ 1 của bệnh.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết rằng con mình đang bị bệnh ở cấp độ mấy để có hướng điều trị phù hợp. Do đó, chúng ta cần phải biết và quan sát những biểu hiện và các cấp độ bệnh tay chân miệng để quyết định phải xử lý như thế nào cho đúng?
Biểu hiện và hướng điều trị cho các cấp độ của bệnh tay chân miệng của trẻ
Bệnh tay chân miệng được chúng tôi phân loại theo 4 giai đoạn với biểu hiện, triệu chứng như sau:
Cấp độ 1: Trên da xuất hiện những vết loét miệng hoặc tổn thương, mẩn đỏ, bong nước.
Hướng điều trị: Có thể điều trị ngoại trú, tại nhà và theo dõi tại y tế cơ sở. Cần tái khám 1 – 2 ngày/lần trong 8 – 10 ngày đầu của bệnh.
lạnh. Hoặc giật mình, giật mình ≥ 2 lần/30 phút kèm ngủ gà, mạch nhanh trên 150 lần/phút…
Hướng điều trị: phải đưa đến bệnh viện để điều trị.
Cấp độ 3: người bệnh có mạch nhanh > 170 lần/phút; vã mồ hôi, lạnh toàn thân; huyết áp tăng; thở nhanh, thở bất thường; rối loạn tri giác..
Hướng điều trị: điều trị tại bệnh viện, ở những đơn vị hồi sức tích cực, thở oxy.
Cấp độ 4: người bệnh biểu hiện sốc, tím tái, ngưng thở, thở nấc.
Hướng điều triệu: điều trị đặc biệt, cấp cứu tại bệnh viện.
Như vậy, bệnh tay chân miệng chỉ có thể điều trị tại nhà khi trẻ đang ở cấp độ 1.
Chữa bệnh tay chân miệng tại nhà, cần làm gì ?
Khi chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà, cha mẹ cần phải có các kiến thức nhất định và tuân thủ theo quy định, hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ điều trị hoặc tổ chức y khoa uy tín. Cha mẹ tránh việc tự tìm hiểu những thông tin, không rõ nguồn gốc, hoặc tự áp dụng những phương pháp điều trị cho trẻ sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương đưa ra hướng dẫn xử trí bệnh tay chân miệng tại nhà áp dụng cho trẻ mắc tay chân miệng ở cấp độ 1 – có các dấu hiệu như sốt hoặc bệnh sử có sốt, ban sẩn mụn nước ở tay chân, có thể loét miệng hoặc không – thì có thể điều trị tại nhà bằng cách:
- Dùng paracetamol hạ sốt giảm đau.
- Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol.
- Dùng dung dịch sát khuẩn da (xanhmethylen, milian…) và niêm mạc (zytee, kamistad…) cho các vết loét.
Theo dõi kỹ các dấu hiệu từ 1-2 ngày hoặc tới 1 tuần lúc đó bé sẽ hồi phục. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu nặng: sốt cao, li bì, nôn… hãy đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế.
* Thức ăn cho trẻ bị tay chân miệng khi điều trị tại nhà
– Thức ăn cho trẻ bị tay chân miệng cần mềm, mịn, mát nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Chẳng hạn như: cháo nhuyễn, súp hầm kỹ, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh flan…
– Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ thành nhiều lần hơn bình thường, mỗi bữa cách nhau 3-4 giờ. Không ép trẻ ăn sẽ gây cho trẻ tâm lý sợ ăn.
sản phẩm bóng nhựa được ưu tiên cùng với bàn ghế mầm non
– Khi cho trẻ ăn, bạn nên dùng loại muỗng nhỏ, không có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi của bé gây cho bé đau đớn.
– Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, nước trái cây tươi để bổ sung Vitamin C. Với trẻ còn đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú và có thể cho bé bú nhiều lần.
* Vệ sinh cho trẻ bị tay chân miệng khi điều trị tại nhà
Khi trẻ bị bệnh, hãy cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh.
Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng dễ lây lan, do đó khi mà bạn chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng cần lưu ý vấn đề vệ sinh để tránh lây bệnh cho anh chị em của trẻ.
– Trẻ bị tay chân miệng phải được cha mẹ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa sạch mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch.
– Nhắc trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay – miệng, đồng thời loại bỏ bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh trên tay trẻ.
– Quần áo của trẻ bị bệnh tay chân miệng nên được ngâm dung dịch sát khuẩn (dung dịch Cloramin B 2%, nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn hoặc luộc nước sôi trước khi giặt); Phòng trẻ cần thông thoáng, đủ dưỡng khí, sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ.
– Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ bị chân tay miệng như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn, đồ chơi… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt.
Tránh những quan niệm sai kiêng tắm, kiêng gió, ủ trẻ quá kỹ – châm chích cho mụn nước mau vỡ ra. Đây là những nguyên nhân làm cho bệnh trầm trọng hơn nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng.
Việc điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà được khuyến khích khi trẻ còn ở giai đoạn nhẹ.
Tuy nhiên, phụ huynh cần đặc biệt phải lưu ý các dấu hiệu của bệnh để sớm xử lý, tránh bệnh tiến triển dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Sự nguy hiểm của bệnh tay chân miệng được cảnh báo bởi 5 lý do.