Đây là thắc mắc của không ít bà mẹ, nhất là những mẹ có con đầu lòng.
Công thức đơn giản từ bác sĩ Đào Thị Yến Phi để các mẹ giúp con phát triển tốt từ những ngày đầu đời.
Khi nào cần cho bé bú ?
Các chuyên gia y tế khuyên mẹ cho bé sơ sinh bú theo nhu cầu, khi bé đói.
Nhiều mẹ thường làm theo cách ‘con khóc mẹ mới cho bú’. Tuy nhiên khóc là một biểu hiện muộn của đói. Không nên chờ tới lúc này mới cho bé bú vì đói quá có thể khiến bé trở nên bực bội, khó dỗ.
Cũng cần để ý rằng rất nhiều khi bé khóc không phải vì đói. Đôi khi bé chỉ cần được ôm ấp hoặc thay tã là đủ. Hoặc cũng có khi bé khóc vì nóng quá, lạnh quá, vì phấn chấn quá hoặc buồn tẻ quá.
Các dấu hiệu cho thấy bé đã muốn bú như ngọ nguậy đầu, há miệng, lè lưỡi, cho bàn tay hoặc cả nắm tay vào miệng, chụm môi như đang bú hay rúc vào ti mẹ, thể hiện phản xạ tìm kiếm (miệng bé quay về phía có vật chạm vào má)…
Giúp trẻ thoát khỏi “hội chứng bốn bức tường”
Cách tính lượng sữa cho bé bú hàng ngày
Một độc giả gửi thư về cho chương trình Kỹ năng làm cha mẹ. Chị cho biết con chị được 15 ngày tuổi, bé bú mẹ hoàn toàn nhưng rất ít bú. Khoảng 4 – 5 tiếng bé mới bú 1 cữ sữa, đêm bé ngủ cả đêm mà không đòi bú.
Theo thạc sĩ bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM, bé sơ sinh, trung bình một ngày tăng 50gr.
Vậy nên, sau mỗi tuần, mẹ cân bé để biết bé có lên ký đều không, bú có đủ lượng sữa cần thiết không?
Lượng sữa bú tối thiểu trong ngày sẽ thay đổi phụ thuộc vào cân nặng của bé.
Cách tính là lấy cân nặng hiện tại nhân với 100 ml để biết số ml sữa ít nhất bé bú trong 24 giờ. Cách tính này chỉ ở mức trung bình, tùy theo nhu cầu, bé có thể bú nhiều hơn.
Trường hợp bé ngủ quá lâu, ngủ cả đêm không đòi bú sữa, mẹ nên đánh thức con dậy để con bú sữa.