Dưới đây công ty Hà Huy chúng tôi xin gửi tới các bạn một số lưu ý cho bố mẹ khi trẻ chơi đồ chơi.

chon-do-choi-cho-be
1. Cần chú ý không nên để cho trẻ ngậm, mút, liếm những đồ chơi. Chọn và giữ đồ chơi của con thật sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên cho bé bằng nước sạch.
2. Cảnh báo những trẻ lớn tuổi hơn để và giữ đồ chơi của họ khi trẻ nhỏ tuổi hơn đòi.
3. Hãy tích trữ những đồ chơi của trẻ trong một hộp đựng đồ chơi riêng hoặc để trên kệ để tránh xa tầm tay trẻ để chúng không trở thành mối nguy hiểm cho trẻ khi trẻ liên tục vận động nhanh thoăn thoắt.
4. Giám sát từng bước những lúc khi trẻ đang chơi đồ chơi, đặc biệt là nếu trẻ đang sử dụng kim may, hoặc keo, kéo.
5. Kiểm tra đồ chơi của trẻ thường xuyên để đảm bảo chúng không bị hỏng. Nếu mà đồ chơi của trẻ bị hư hỏng, bạn hãy sửa chữa hoặc bỏ chúng đi.
6. Khi trẻ chơi xong đồ chơi, cách tốt nhất là bạn nên rèn cho trẻ ý thức nhặt nhạnh và gom hết các đồ chơi để vào đúng vị trí cần để.
7. Bạn hãy chú ý không bao giờ để những đồ chơi bằng kim loại bên ngoài qua đêm. Bởi vì mưa gió, hay sương có thể làm cho chúng bị rỉ sét. Một đứa trẻ có nguy cơ phát triển bệnh uốn ván, bệnh do vi khuẩn có ảnh hưởng đến hệ thần kinh nếu trẻ tiếp xúc với kim loại gỉ.
Theo TS. Hoàng Thị Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học TP.HCM, hiện nay, rất khó có thể chọn lựa kỹ càng đâu là đồ chơi tốt, đâu là đồ chơi không đảm bảo cho con, đặc biệt là đồ chơi bằng nhựa hóa dẻo.
Sức khỏe các bé bị ảnh hưởng nhiều khi bé chơi và tiếp xúc với đồ chơi qua tay. Đa phần đồ chơi trẻ em được làm từ nhựa, cao su, thủy tinh, kim loại…
Tiến sĩ khuyên rằng cách tốt nhất là cha mẹ nên chọn đồ chơi từ các nhà sản xuất có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không ham rẻ hay vì kiểu dáng màu sắc ấn tượng mà chọn mua những đồ không rõ xuất xứ. Cha mẹ hãy cần thận trọng và cân nhắc khi chọn lựa những món đồ chơi cho con để trẻ vừa an toàn về sức khỏe thể chất đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý – tinh thần.